Thị trường chứng khoán ngày càng trở nên nhộn nhịp khi càng có nhiều nhà đầu tư tham gia với các hình thức đầu tư đa dạng mang lại lợi nhuận hấp dẫn.
Tuy nhiên, cũng giống như bất kỳ một loại hình kinh doanh nào, chứng khoán cũng có những cơ hội và rủi ro nhất định của nó.
Sau đây là những cơ hội chứng khoán thường gặp nhất của thị trường này mà bạn nên biết.
Hưởng lợi nhuận từ chênh lệch giá :
Hiển nhiên đây là điều mà khi đầu tư chứng khoán ai cũng kì vọng.
Khi công ty tăng trưởng tốt, giá cổ phiếu thường sẽ tăng cao và kéo theo là đem lại lợi nhuận từ chênh lệch giá cho những ai nắm cổ phiếu công ty.
Ví dụ: bạn mua cổ phiếu Thế Giới Di Động ngày 22/6/2016 với giá 40.000đ/cổ phiếu. Tới thời điểm, 9/2017 giá cổ phiếu là 80.000đ/cổ phiếu. Lợi nhuận gấp đôi chỉ hơn 1 năm, bạn thấy được chứ ạ
Nhận cổ tức hàng năm:
Nhiều nhà đầu tư chỉ chú trọng đến chênh lệch giá mà quên đi cổ tức của công ty trong khi đây mới thực sự là nguồn thu nhập thụ động của bạn.
Nhiều công ty khi làm ăn tốt có chính sách chi trả cổ tức hàng năm cho các cổ đông ( là người nắm giữ cổ phiếu của công ty) từ phần lợi nhuận của doanh nghiệp.
Ví dụ: nếu bạn sở hữu cổ phiếu của công ty PNJ, chưa bàn tới việc tăng giá cổ phiếu, bạn nhận được cổ tức khá đều đặn hàng năm từ năm 2011 đến nay với tỉ lệ 15-25%, không tệ chút nào phải không?
Tiền ko bị mất giá do lạm phát:
Với việc lạm phát tăng nhanh vào thời điểm hiện tại, thực tế tiền của bạn đang ‘bốc hơi’ mỗi ngày khi bạn cất chúng trong tủ hay trong ngân hàng ( kể cả khi bạn gửi tiết kiệm vì lãi suất tiền gửi tiết kiệm đang ngày càng thấp hơn so với chỉ số lạm phát – tiền lãi bạn thu được thấp hơn so với số tiền “bị bốc hơi” của bạn).
Đầu tư chứng khoán sẽ giúp chúng ta bảo vệ được giá trị tài sản của mình.
Nắm giữ và tham gia vào quản trị công ty:
Khi bạn mua cổ phiếu của 1 công ty tức là bạn đang là chủ sở hữu 1 phần của công ty đó.
Bạn nắm giữ càng nhiều cổ phiếu thì bạn càng có ảnh hưởng tới các quyết định của công ty về kinh doanh, nhân sự, định hướng,…
Mua bán dễ dàng, không đòi hỏi vốn lớn:
Có rất nhiều kênh đầu tư khác hiện nay như bất động sản, vàng, ngoại tệ,…
Nhưng chúng đều đòi hỏi bạn phải có 1 nguồn vốn tương đối ( đặc biệt là bất động sản) hoặc việc mua bán không dễ dàng chút nào.
Đối với chứng khoán, chỉ cần vài cú click chuột là bạn hoàn toàn có thể giao dịch trên thị trường.Trong khi vốn để bắt đầu đầu tư chứng khoán có thể dưới 1.000.000đ .
Ví dụ: chỉ cần 200.000đ là bạn có thể sở hữu 10 cổ phiếu của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAG) và 10 cổ phiếu của Tập đoàn HPG rồi.
Luôn có cơ hội trên thị trường:
Mặc dù có thể thị trường chung giảm hoặc tăng theo từng giai đoạn, nhưng mỗi cổ phiếu lại có thể có xu hướng khác nhau.
Thị trường chung tăng trưởng tốt đương nhiên là bạn sẽ có rất nhiều cổ phiếu lựa chọn để đầu tư, nhưng kể cả khi thị trường suy giảm, cơ hội vẫn luôn xuất hiện trong số hằng trăm cổ phiếu.
Trên biểu đồ mọi người thấy là chỉ số VNINDEX cho thị trường VN và chúng ta sẽ biết cách khi nào cần mua và khi nào chứng ta nên bán, các video sau mình sẽ chia sẽ chi tiết cái này cho các bạn.
Tất nhiên đi kèm với lợi nhuận luôn là rủi ro..
Cũng giống như bất kỳ một loại hình kinh doanh nào, chứng khoán cũng có những rủi ro nhất định của nó.
Hãy quên tất cả chúng đi vì thực tế đầu tư chứng khoán không hoàn toàn dễ dàng như vậy, nhất là khi bạn không có kiến thức đầu tư và được hướng dẫn bài bản.
Sau đây là những rủi ro chứng khoán thường gặp nhất của thị trường này mà bạn nên biết.
1.Về truyền thông
Rủi ro chứng khoán đầu tiên phải nhắc tới chính là sự liên quan của truyền thông. Nếu có tác động tích cực thì tất nhiên hoạt động kinh doanh của công ty cũng như cổ phiếu của công ty này sẽ tăng lên.
Tuy nhiên, nếu có những thông tin xấu thì cổ phiếu của công ty sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều, dẫn tới các nhà đầu tư cũng bị thiệt hại.
Bởi lẽ, chỉ cần một thông tin không tốt thì sẽ kéo theo các phản ứng tiêu cực từ thị trường.
Thậm chí nếu tình hình này không được kiểm soát thì toàn bộ nền kinh tế cũng có thể bị ảnh hưởng chứ không riêng chỉ thị trường chứng khoán.
2. Về pháp lý
Trong thực tế thì đã có một số minh chứng xác thật về mối liên hệ giữa nhà nước với doanh nghiệp.
Chẳng hạn như nếu Chính phủ có những chính sách hạn chế hoạt động của doanh nghiệp như các vụ kiện chống độc quyền, các loại thuế, các tiêu chuẩn mới…
Tất cả đều sẽ có ảnh hưởng lớn tới hoạt dộng của doanh nghiệp và tất nhiền cả cổ phiếu nữa.
3. Về kiểm toán
Rủi ro chứng khoán cũng có thể đến từ bên trong công ty, điển hình như khi kiểm toán viên hay các thanh tra có thẩm quyền không phát hiện kịp thời sai phạm của công ty thì sẽ kéo theo những phản ánh tiêu cựu đến từ thị trường.
Điều này sẽ khiến uy tín công ty bị sụt giảm và tất nhiên giá cổ phiếu cũng sẽ giảm. Nghiêm trọng hơn còn có thể khiến công ty phá sản nữa.
4. Về đánh giá
Các doanh nghiệp thường rất coi trọng xếp hạng tín dụng vì việc này ảnh hưởng trực tiếp tới lãi suất mà doanh nghiệp này phải trả khi vay vốn.
Với các doanh nghiệp trong thị trường chứng khoán thì có một thứ còn quan trọng hơn cả xếp hạng tín dụng, đó là đánh giá từ các nhà phân tích.
Chỉ cần một sự thay đổi tiêu cực trong chỉ số đánh giá thì sẽ tác động rất nhiều tới cổ phiếu doanh nghiệp, không chỉ khiến các nhà dầu tư bị rủi ro mà ngay cả doanh nghiệp cũng sẽ bị thiệt hại.
5.Rủi ro từ chất lượng và quy định của Công ty môi giới chứng khoán:
Các công ty chứng khoán có rất nhiều quy định và ràng buộc khi bạn mở tài khoản ( như về call margin, kí qũy,…)
Vì vậy hãy xem xét và cân nhắc kĩ khi đọc hợp đồng vì chúng có ảnh hưởng rất lớn đến việc đầu tư của bạn
6.Rủi ro từ các biến động thị trường:
Đây được xem như là 1 trong những rủi ro chính và chiếm phần lớn đối với các nhà đầu tư.
Thực sự thị trường chứng khoán hầu như luôn có những đợt biến động mạnh từ các tin tức như chiến tranh, giá dầu, lãi suất, phá giá tiền tệ … kéo theo đó là sự giảm giá hay lên xuống thất thường của thị trường nên hãy luôn chuẩn bị tinh thần đón nhận.
Mặc dù vậy có những đợt giảm giá chứng khoán rất mạnh trong ngắn hạn lại là một cơ hội kiếm lợi nhuận tốt cho các nhà đầu tư chứng khoán có kinh nghiệm đem đến cơ hội mua cổ phiếu với giá rẻ.
Ngoài ra còn nhiều những rủi ro khác nữa chưa thể liệt kê hết được.
Tuy nhiên nếu bạn được trang bị những kiến thức đầu tư thực sự hiệu quả và được hướng dẫn 1 cách bài bản, bạn hoàn toàn không những có thể tránh được những rủi ro trên mà còn có thể kiếm được lợi nhuận lớn từ chính rủi ro.
Và để khắc phục các rủi ro ở trên, mình sẽ chia sẽ cho mọi người những cách phòng tránh rủi ro.
Ba cách phòng tránh rủi ro khi đầu tư chứng khoán
Nhà đầu tư nhận được phần thưởng là lợi nhuận để bù đắp cho rủi ro mình phải chịu. Vì vậy, rủi ro không thể loại bỏ hoàn toàn, mà chỉ có thể giảm thiểu bằng các phương pháp sau:
– Đa dạng hóa danh mục đầu tư: thực hiện đầu tư vào những ngành nghề ít có tương quan với nhau.
Nếu nhà đầu tư thực hiện đầu tư vào đa dạng các ngành, sẽ giảm thiểu được rủi ro phi hệ thống.
Ví dụ: xét 2 nhà đầu tư A và B. A chia nhỏ tiền ra, mua 3 cổ phiếu từ các ngành bất động sản, ngân hàng, dầu khí trong khi B chỉ mua duy nhất cổ phiếu dầu khí.
Trong trường hợp giá dầu lao dốc bất ngờ, A chỉ phải chịu mức thua lỗ thấp hơn B rất nhiều. Dĩ nhiên nếu như cổ phiếu dầu khí tăng mạnh thì A sẽ kiếm lợi nhuận ít hơn B.
Nhưng mua cổ phiếu là việc đầu tư sinh lời, không phải đánh bạc, bí quyết để thành công dài hạn là phải hạn chế rủi ro thấp nhất có thể.
– Tập trung đầu tư trung hạn và dài hạn:
Việc liên tục theo dõi biến động giá cổ phiếu qua từng giờ khiến nhà đầu tư cá nhân thường để cảm xúc chi phối và đưa ra các quyết định bất hợp lý.
Vì vậy, để hạn chế sai sót trong mua bán ngắn hạn, nhà đầu tư sau khi chọn được cổ phiếu mình kỳ vọng tăng giá, thì nên hạn chế theo dõi biến động giá hằng ngày, hướng đến mục tiêu trung hạn và dài hạn.
Trung hạn là đầu tư khoảng 6 tháng – 1 năm rồi bán kiếm lời
Dài hạn là đầu tư theo năm từ 3-5 năm hoặc dài hơn 10 năm, 20 năm
– Tuân thủ nguyên tắc, kỷ luật:
Nhà đầu tư nên đặt ra những mức cắt lỗ và chốt lời khi thực hiện mua cổ phiếu và tuân thủ nghiêm ngặt những nguyên tắc của mình.
Điều này hạn chế việc thua lỗ quá lớn cũng như chốt lời quá sớm.