Bollinger Bands (BB), được phát triển bởi John Bollinger vào năm 1983 để dùng trong phân tích chứng khoán.
BB không phải là cách duy nhất để đo lường sự biến động giá, tuy nhiên, nó được xem là một công cụ hiệu quả để phân tích sự biến động về giá cả cũng khá là rõ ràng nên rất được ưa dùng.
BB cũng có sự chính xác khá chuẩn khi áp dụng vào trade. Bản thân mình cũng rất ưa dùng công cụ BB này, và theo mình nó mang lại sự chính xác là khoảng 60-70%, chỉ cần bạn hiểu rõ và sử dụng nhuần nhuyễn nó thì đây là công cụ khá tốt cho việc phân tích.
Cấu tạo của Bollinger Bands
Ý nghía chính của chỉ báo này là thể hiện độ phân tán của giá xung quanh một giá trị trung bình một cách rõ ràng.
Cụ thể, nó bao gồm một dải trên, một dải dưới và một đường trung bình động giữa (gọi tắt là dải giữa).
2 dải bên ngoài là biểu hiện phản ứng lại sự biến động giá cả của thị trường, mở rộng khi giá biến động nhiều (phân kỳ từ dải giữa) và thu hẹp khi thị trường ít biến động (hội tụ về dải giữa).
Công thức chuẩn của Bollinger Bands đặt dải giữa làm một đường trung bình động (SMA) chu kì 20 ngày, dải trên và dưới được tính toán dựa theo độ biến động tương đối với đường SMA (được coi là độ lệch chuẩn).
Chỉ báo Bollinger Bands thông thường được đặt như sau:
- Dải giữa: Đường trung bình động chu kỳ 20 ngày (SMA)
- Dải trên: SMA 20 ngày + (Độ lệch chuẩn 20 ngày x2)
- Dải dưới: SMA 20 ngày – (Độ lệch chuẩn 20 ngày x2)
Cấu trúc của chỉ báo BB lấy lịch sử trong chu kỳ 20 ngày, đặt dải trên và dải dưới cách dải giữa một khoảng bằng 2 lần độ lệch chuẩn.
Điều này nhằm đảm bảo rằng ít nhất 85% dữ liệu giá sẽ dao động trong khoảng 2 dải đó, tuy nhiên các thiết lập có thể được tùy chỉnh theo nhu cầu của các chiến lược giao dịch khác nhau.
Hướng dẫn sử dụng Bollinger Bands
Về bản chất, có rất nhiều cách khác nhau để sử dụng và diễn giải chỉ báo BB, tuy nhiên nên tránh việc sử dụng Bollinger Bands làm một công cụ duy nhất và không nên xem nó là chỉ báo cố định cho các cơ hội mua/bán. Thay vào đó cần kết hợp BB với các chỉ báo kỹ thuật khác.
Theo tư duy này, hãy lấy một ví dụ về việc sử dụng chỉ báo BB trong diễn giải dữ liệu sẽ như thế nào.
Khi giá thị trường vượt quá đường trung bình động, vượt quá cả dải trên của BB, có thể cho rằng thị trường đã vượt ngưỡng (điều kiện quá mua) và dự báo này là khá an toàn.
Ngoài ra, nếu giá thị trường chạm đến dải trên nhiều lần, khi đó nó có thể đã chạm đến một mức kháng cự khá mạnh.
Ngược lại, khi giá một tài sản trên thị trường giảm sâu đến khi chạm, hoặc vượt ra khỏi dải dưới nhiều lần, rất có thể khi đó thị trường đã chạm ngưỡng quá bán hoặc gặp phải một mức hỗ trợ mạnh.
Từ đó, nhà giao dịch có thể sử dụng BB (kết hợp với các chỉ báo kỹ thuật khác) để đặt ra các mục tiêu mua và bán của mình. Diễn giải một cách đơn giản hơn cho các trường hợp trên là khi đó thị trường thể hiện các điều kiện quá mua hoặc quá bán.
Ngoài ra, kiểm tra xem Bollinger Bands mở rộng hay bó hẹp cũng rất hữu dụng trong việc phán đoán các điểm biến động cao hay thấp.
Các dải này sẽ phân kỳ khỏi dải giữa trong trường hợp giá biến động lớn (mở rộng) hoặc hội tụ dần khi biên độ giá thấp hơn (bó hẹp).
Do đó, BB phù hợp hơn với các giao dịch ngắn hạn, với vai trò một công cụ phân tích độ biến động của thị trường và phán đoán đường đi sắp tới của giá.
Một số nhà giao dịch cho rằng khi các dải mở rộng quá mức, xu hướng hiện tại của thị trường có thể đi đến giai đoạn kết thúc chu kỳ hoặc đảo chiều. Ngược lại, khi các dải quá bó, phán đoán chung thường là thị trường sẽ có sự bùng nổ mạnh mẽ.
Khi thị trường bước vào giai đoạn sideways, dải BB có xu hướng thu hẹp dần về phí đường trung bình động giữa.
Thông thường (không phải luôn luôn), độ biến động và độ lệch thấp thường đi trước các chu kì bùng nổ lớn, có xu hướng xảy ra ngay khi có sự biến động trở lại.
Để phân tích rõ hơn ta hãy xét biểu đồ nến dưới đây.
Có 3 điều cần rút ra:
- Giá luôn hoạt động bên trong vùng Bolliger Bands. Nghĩa là 2 đường BB trên dưới sẽ bao phủ các cây nến bên trong.
- Khi nến đi ra ngoài vùng BB sẽ có xu hướng bật ngược lại vào giữa.
- 2 đường BB càng mở rộng thì nến sẽ hoạt động rất mạnh. Lúc này nến liên tục cán vào đường BB mà không hề quay ngược lại ngay.
Vậy, nếu lướt theo Bolliger Bands ta có thể mua khi giá chạm vào hoặc rớt ra khỏi BB dưới và bán khi giá chạm hoặc vượt qua đường BB trên.