Chỉ báo RSI là gì?
Chỉ số RSI dùng để đo sức mạnh hoặc độ yếu tương đối của một loại chứng khoán khi nó tự so sánh với chính nó trong một khoảng thời gian nhất định (thường dùng là 14 ngày).
Chỉ báo RSI dùng để làm gì?
Chỉ báo này được dùng để giúp xác định liệu giá giao dịch của một loại tài sản có đang quá xa rời khỏi giá trị “thật” của nó, cho phép nhà đầu tư dự đoán sớm các đợt chỉnh giá và hành động sớm vì mục đích cá nhân.
Với sự hỗ trợ của RSI, trader thường sẽ nâng cao xác suất ra vào thị trường thành công hơn, khiến đây trở thành một công cụ đắc lực khi tham gia vào phân khúc đầu tư tiền điện tử đầy biến động và sóng gió.
Chỉ báo động lực này sử dụng một công thức khá phức tạp để xem thử một loại tài sản có đang bị overbought(quá bán) hay oversold (quá mua).
Tuy nhiên, bạn không cần phải biết tường tận công thức hay cách nó vận hành để có thể tư lợi từ RSI.
Nhưng đối với những ai muốn tìm tòi học hỏi thêm, thì công thức ấy như sau:
RSI = 100 – 100 / (1 + RS)
- RS = Trung bình X kỳ tăng giá / Trung bình X kỳ mất giá
- X thường được khuyến nghị là 14, nhưng con số này tuỳ quyền lựa chọn của trader
Giá trị của RSI sẽ trả về trong thang điểm từ 0 đến 100, được biểu diễn trên biểu đồ dưới dạng đồ thị hình sóng với tên gọi là oscillator.
RSI cũng là một chỉ báo dao động giúp các nhà giao dịch dễ dàng phát hiện các tình trạng quá mua hoặc quá bán trên thị trường.
Nó đánh giá giá tài sản trên thang điểm từ 0 đến 100 trong các giai đoạn thời gian lấy con số 14.
Khi RSI có điểm nằm dưới mức 30, nó cho biết giá tài sản có thể gần chạm đáy (quá bán); nếu RSI có điểm nằm trên mức 70, nó cho biết giá tài sản gần mức đỉnh (quá mua) trong khoảng thời gian đó và có khả năng sẽ giảm.
Mặc dù giai đoạn thời gian mặc định của RSI là 14, các nhà giao dịch có thể điều chỉnh để tăng độ nhạy (các giai đoạn thời gian ngắn hơn) hoặc giảm độ nhạy (các giai đoạn thời gian nhiều hơn).
Do đó, RSI 7 ngày sẽ nhạy cảm hơn với các biến động giá hơn là RSI 21 ngày. Hơn nữa, các thiết lập giao dịch ngắn hạn có thể điều chỉnh chỉ báo RSI để đặt 20 và 80 là các mức quá bán và quá mua (thay vì 30 và 70), nhờ vậy sẽ ít có khả năng cung cấp tín hiệu sai.
Cách sử dụng RSI
Đường 50 ở giữa, là một dấu hiệu nhận biết chứng khoán sắp tăng giá hay giảm giá. Nếu đường RSI tăng vượt qua đường này, đó là dấu hiệu giá của loại chứng khoán đó có kỳ vọng tăng giá (Bullish).
Ngược lại, nếu đường RSI giảm xuống dưới đường này, đó là dấu hiệu giá của loại chứng khoán đó có kỳ vọng giảm giá (Bearish).
Ở đây ta nhấn mạnh là kỳ vọng vì biểu đồ thể hiện quá khứ của cổ phiếu. Khi xác lập xu thế mới sẽ làm cho các nhà đầu tư tin tưởng tăng (hoặc giảm).
Đường 70 phía trên được coi là ngưỡng lỗ mua (overbought) nghĩa là đã mua lỗ quá nhiều so với mức cân bằng của thị trường. Khi đó, nhà đầu tư sẽ bán bớt ra để trở về mức cân bằng làm cho giá giảm xuống). Thường khi đường RSI rớt xuống dưới ngưỡng 70, đó là dấu hiệu giá chứng khoán đó sắp giảm.
Đường 30 ở dưới được coi là ngưỡng lỗ bán (oversold) nghĩa là lượng bán ra quá nhiều làm giá giảm xuống thấp hơn so với giá cân bằng. Nhà đầu tư sẽ mua thêm để đẩy giá lên). Thường khi đường RSI từ dưới lên và vượt ngưỡng 30, đó là dấu hiệu giá chứng khoán đó sắp tăng.