Phiên giao dịch 21/11 diễn ra không thực sự tích cực với áp lực bán tăng mạnh về cuối phiên. Theo đó, VN-Index đóng cửa giảm 12,67 điểm (1,27%) xuống 987,89 điểm; HNX-Index giảm 0,16% xuống 104,74 điểm và UPCom-Index giảm 0,54% xuống 56,57 điểm.
Giao dịch khối ngoại không thực sự tích cực khi họ bán ròng trên cả 3 sàn với tổng giá trị gần 350 tỷ đồng. Trong đó, riêng KDH bị khối ngoại bán ròng 10 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị 257 tỷ đồng và nhiều khả năng giao dịch này xuất phát từ VinaCapital.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 21/11, nhiều nhà đầu tư khóc ròng vì…mất tết. Hàng loạt cổ phiếu giảm sâu khiến VnIndex mất gần 13 điểm, về gần 988 điểm.
EIB bất ngờ giảm sàn, giao dịch chủ yếu khớp trong phiên ATC ở mức giá 16.750 đồng. Đây là mức giá thấp nhất của EIB kể từ giữa tháng 10.
DPM tiếp tục “được” gọi tên trong nhóm “tội đồ” khiến Vnindex rời xa mốc điểm 1.000. Cổ phiếu DPM đã có chuỗi ngày rất dài giảm giá bất chấp mọi nỗ lực từ hoạt động kinh doanh.
Dù giá thịt lợn đang ở mức cao nhất từ trước đến nay sau mấy tháng liền ngành lợn đau đầu với dịch tả lợn châu Phi nhưng cổ phiếu MSN của Masan dường như đang cho thấy: Không những Masan không hưởng lợi từ việc tăng giá thịt lợn mà thịt lợn càng tăng giá thì cổ phiếu MSN lại càng giảm. Với phiên giảm hôm nay, MSN đã về dưới đáy giá một năm qua.
30 cổ phiếu điển hình của thị trường chứng khoán chìm trong sắc đỏ. VN30 hôm nay mất gần 19 điểm tương ứng âm hơn 2%.
Thanh khoản thị trường cải thiện với hơn 5.400 tỷ đồng được trao tay.
Tuy nhiên, việc cố đuổi theo bắt đáy chưa bao giờ là ý hay bởi chúng ta không thể biết đáy ở đâu.
Sau phiên hôm nay, giới đầu tư đã bắt đầu cảnh báo nhau thận trọng trong giao dịch.
Như vậy, chỉ số sàn HOSE này đã mất khoảng 40 điểm từ đỉnh 1,028 đạt được vào đầu tháng 11. Dù rớt mạnh nhưng lực cầu bắt đáy không hề tăng mạnh, khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt hơn 170 triệu cp và giao dịch thỏa thuận 43 triệu cp, tổng giá trị giao dịch đạt 5,440 tỷ đồng.
Phiên giảm điểm của VN-Index thực tế diễn ra trong phiên ATC, trước đó chỉ số này đã hồi nhẹ khi chạm ngưỡng hỗ trợ 990-992 điểm.
Tuy nhiên, ngay khi phiên ATC chuẩn bị khép lại, cổ phiếu VCB bất ngờ khớp lệnh hơn 452,000 cp ngay giá 87,500 đồng. Lệnh này khiến VCB đóng cửa tại mức thấp nhất phiên, ghi nhận giảm 2.23%.
Tương tự, cổ phiếu VNM cũng bị kéo về vùng giá 122,000 đồng/cp khi thị trường khép lại.
Đà giảm của VCB và VNM đã “đóng góp” vào hơn 3 điểm giảm của chỉ số VN-Index. Thêm vào đó, SAB đảo chiều từ tăng sang giảm hơn 2% cũng là yếu tố khiến VN-Index rớt mạnh, mất luôn mốc 990 điểm.
Lưu ý rằng hôm nay là ngày giao dịch cuối cùng của hợp đồng tương lai VN30F1911, và lượng OI đầu ngày còn hơn 22,600 hợp đồng mở.
Cũng cần nói thêm, ngoài những diễn biến hơi bất thường đó ra, thị trường chung hôm nay khá tiêu cực, đặc biệt là nhóm cổ phiếu ngân hàng và bán lẻ giảm mạnh. Chẳng hạn EIB giảm sàn, VPB giảm hơn 4.3%, TCB giảm 3.7%, MWG giảm hơn 3%, FRT gần 2%…
Ông lớn ngành thép là HPG giảm 1.79% và còn bị khối ngoại bán ròng khoảng 1.7 triệu cp. Ngược lại, HSG vẫn tăng, cùng VGS là hai mã thuộc ngành thép tăng giá.
FLC đảo chiều giảm, dứt chuỗi tăng ấn tượng trước đó với khối lượng giao dịch chưa bằng 50% phiên giao dịch liền trước. ROS cũng giảm, khớp lệnh không bằng phiên trước nhưng vẫn dẫn đầu toàn thị trường.
- Mã Tăng mạnh: VRC, SIS, FIR, PPC, D2D,
- Mã chú ý:
- Hành động khuyến nghị
VN-Index phiên hôm nay giảm cực mạnh sau khi kết thúc phiên ATC và điều đáng nói hôm nay là hết hợp đồng phái sinh tháng 11 và quỹ ETF cơ cấu danh mục nên rất khó biết là thị trường bị ảnh hưởng bởi nhà đầu tư hay lý do ở trên.
Hiện tại VN-Index đã kéo dưới MA50 kèm theo khối lượng giao dịch cao hơn trung bình phiên và thấp hơn so với phiên hôm trước, đáng lẽ thị trường chuyển sang Downtrend nhưng xét về quá khứ VN-Index đang test đường MA150 và nảy trên đó.
Nên sẽ dùng đường MA150 làm mức hỗ trợ nếu phá thủng thì sẽ downtrend hẳn và hiện tại vẫn là xu hướng đang điều chỉnh. Các nhà đầu tư nên dời cắt lỗ lên điểm hòa vốn, bán những mã giảm mạnh dưới MA50 với khối lượng lớn và không mua vào bất cứ lúc này.