Những Sai Lầm Mà Đa Số Các Nhà Đầu Tư Mắc Phải – Phần 1

Hôm nay Tommy sẽ chia sẻ cho các nhà về những sai lầm trong đầu tư mà hâu hết những người tham gia đều vướng phải, kể cả người mới cho đến những người có kinh nghiệm lâu năm.

Biết được những điều này, các bạn sẽ giảm thiểu được những lỗi lầm mà những người khác mắc phải, biết mà tránh để chiến thắng trong cuộc chơi đầu tư chứng khoán

1. Cố chấp giữ những cổ phiếu thua lỗ trong khi chúng đang có ít giá trị và lý lẽ.

Đa số mọi người có thể tống khứ chúng ngay từ đầu nhưng do họ là con người nên họ đã để cho tình cảm chi phối. Bạn không muốn bị lỗ nên bạn cứ chờ đợi và hy vọng, cho tới khi sự thua lỗ của bạn trở nên quá lớn và khiến bạn phải trả giá đắt.

Tới nay đây vẫn là sai lẩm số một mà đa số cảc nhà đẩu tư đều mắc phải; họ không hiểu rằng tất cả mọi cổ phiếu đều có tính đẩu cơ cao và ẩn chứa rủi ro rất lớn. Bạn phải cắt giảm tối đa mọi khoản thua lỗ, không có ngoại lệ.

Quy luật của tôi là luôn luôn tống khứ mọi khoản thua lỗ ngay lập tức khi một cổ phiếu nào đó rớt giá 7% hoặc 8% so với giá mua.

Vìệc tuân thủ theo quy luật đơn giản này sẽ đảm bảo bạn còn tổn tại được đến ngày hôm sau để tiếp tục đẩu tư vào những cơ hội trong tương lai.

2. Mua một cổ phiêu đang rớt giá, việc làm đảm bảo sẽ đem lại những kêt quả tồi tệ.

 Một cổ phiếu đang xuống giá có vẻ là một món hời thật sự bởi lẽ nó rẻ hơn so với giá của chính nó vài tháng trước. Một người quen của tôi từng mua cổ phiếu International Harvester vào tháng 3 năm 1981 tại mức giá 19 đô-la vì nó đã giảm giá mạnh.

Đây là lẩn đầu tiên anh ta đầu tư và anh đã phạm một sai lầm kinh điển của các “tay mơ”: Anh đã mua một cổ phiếu tại mức gần với đáy giá của nó trong năm.

Về sau, anh ta phát hiện ra công ty này đang gặp rắc rối nghiêm trọng và có khả năng bị phá sản.

Vào cuối năm 1999, một người phụ nữ trẻ mà tôi quen biết đã mua cổ phiếu Xerox khi nó rớt giá trầm trọng xuống một đáy giá mới tại mức 34 đô la và có vẻ thật rẻ.

Một năm sau nó được bán với giả chỉ 6 đô la. Tại sao lại cố bắt một con dao đang rơi xuống kia chứ?

3. Cân đối giảm thay vì cân đối tăng.

Nếu bạn mua một cổ phiếu tại mức giá 40 đô-la rồi sau đó mua thêm khi nó rớt xuống 30 đô-la để “cân đối” phí tổn ở mức 35 đô-la mỗi cổ phần, bạn đang theo chân những kẻ thất bại và ném tiền vào nơi tồi tệ.

Chiến lược nghiệp dư này có thể gây ra sự thua lỗ trầm trọng và kéo mục đầu tư của bạn xuống vực sâu cùng với một vài kẻ thất bại thảm hại.

4. Mua lượng lớn cổ phiếu giá thấp thay vì lượng nhỏ cổ phiếu giá cao.

Nhiều người nghĩ rằng sẽ khôn ngoan hơn nếu mua những số lượng hàng trăm hoặc hàng nghìn cổ phần.

Điều này tạo cho người ta cảm giác rằng họ đang mua được nhiều hơn với tiền của mình. Tốt hơn họ nên mua 30 hoặc 50 cổ phẩn có giá cao của những công ty đang thể hiện thành tích tốt.

Hãy suy nghĩ theo số đô-la mà bạn đầu tư thay vì số cổ phẩn mà bạn có thể mua. Hãy mua mặt hàng tốt nhất có thể, chứ không phải mặt hàng rẻ nhất.

Nhiều nhà đầu tư không cưỡng lại nổi trước những cổ phiếu 2 đô-la, 5 đô-la, hoặc 10 đô-la. Nhưng đa số các cổ phiếu được bán ở mức giá 10 đô-la hoặc thấp hơn đều có lý do giải thích cho sự rẻ mạt của chúng.

Hoặc là chúng đã tỏ ra kém cỏi trong quá khứ hoặc là chúng đang gặp rắc rối ngay trong hiện tại. Cổ phiếu cũng như mọi thứ hàng hóa khác: mặt hàng tốt nhất không bao giờ có mức giá rẻ nhất, hay nói một cách nôm na là “tiền nào của ấy”.

Như thế vẫn chưa hết. Các cổ phiếu giá thấp thường tốn kém hơn về các khoản hoa hồng và giá trị gia tăng. Vì chúng có thể rớt giá 15% hay 20% nhanh hơn so với đa số các cổ phiếu giá cao nên chúng cũng tiềm ẩn rủi ro lớn hơn.

Đa số các nhà đẩu tư chuyên nghiệp và tổ chức không đẩu tư vào các cổ phiếu 5 đô-la hoặc 10 đô-la, vì vậy chúng không có sự bảo trợ tốt.

Những “cổ phiếu tiền xu” (có giá dưới 1 đô-la) còn tệ hơn nữa. Như chúng ta đã đề cập trước đây, sự bảo trợ của cảc tổ chức là một trong những thành phần cẩn thiết giúp đẩy giá cổ phiếu lên cao hơn.

Các cổ phiếu giá rẻ cũng có mức chênh lệch cao hơn giữa giá đặt và giá yêu cẩu. Bạn thử so sánh một cổ phiếu 5 đô-la có giá đặt là 5 đô-la và giá yêu cầu là 5,25 đô-la với một cổ phiếu 50 đô-la có giá đặt 50 đô-la và giá yêu cầu là 50,25 đô-la. Đối với Cổ phiếu 5 đô-la, khoảng cách biệt 0,25 đô-la chiếm tỉ lệ gần 5% mức giá đặt.

Trong khi đối với cổ phiếu 50 đô-la, khoảng cách biệt đó chỉ chiếm tỉ lệ 0,5%. Sự khác biệt nằm ở con số 10.

 Kết quả là, các cổ phiếu giá rẻ thường phải tăng giá rất nhiều mới có thể hòa vốn và vượt qua được mức chênh lệch giữa giá đặt và giá yêu cầu nói trên.

5. Muốn kiếm tiền nhanh chóng và dễ dàng.

Mong muốn quá nhiều, quá nhanh mà thiếu sự chuẩn bị thiết yếu, nghiên cứu những phương pháp hợp lý nhất, hoặc thu thập những kỹ năng và kỷ luật nển tảng có thể khiến bạn té nặng.

Nhiều khả năng bạn sẽ nhảy vào một cổ phiếu nào đó quá vội vàng và sau đó lại quá chậm trong việc cắt giảm thua lỗ khi bạn phạm sại lầm.

Leave a Comment