Quy tắc 1% cấm Trader chịu rủi ro hơn 1% số dư tài khoản hiện tại trên mỗi trade. Quy tắc 1% luôn được nhắc tới trong cách sách về trading và giao dịch tài chính, và nó được coi là phương pháp quản trị rủi ro tối ưu nhất.
Ví dụ nếu anh em có 5k đô trong tài khoản giao dịch, thì anh em chỉ được phép chịu rủi ro 50 đô trên mỗi trade thôi, lưu ý cái này ko phải là khối lượng của lệnh, mà là số tiền được anh em đem ra cược trên cú trade đó, dựa trên chênh lệch giữa điểm vào lệnh với điểm stop loss.
Tức là nếu trade đó thua thì anh em chỉ được phép mất 50 đô thôi. Và nhớ là quy tắc 1% áp dụng lên số dư tài khoản hiện tại, nếu tài khoản 5k của anh em bị giảm xuống còn 4k8 thì cú trade tiếp theo anh em chỉ được phép chịu rủi ro 48 đô thôi.
Ngược lại nếu tài khoản tăng lên 5k2 thì anh em được phép tăng rủi ro cho cú trade tiếp theo lên 52 đô.
Điểm mạnh của quy tắc 1%:
- Hạn chế thua lỗ đến mức tối đa: Khi sử dụng quy tắc 1% để quản lý vốn, tài khoản của anh em sẽ cực kỳ khó bị cháy, vì phải thua liên tục 100 lệnh mới đứt được tài khoản.
Hơn nữa vì sau mỗi lệnh thua, khối lượng lệnh của anh em bị giảm đi theo quy mô tài khoản nên những lệnh lỗ sau sẽ càng ít hơn lệnh lỗ trước;
- Tăng tài khoản nhờ lãi kép: Vì sau mỗi lệnh thắng, anh em được phép tăng khối lượng lệnh theo quy mô tài khoản nên nếu có 1 chuỗi lệnh thắng, số lợi nhuận kiếm được là rất lớn;
- Có thể vào lệnh khối lượng lớn tránh việc tiền chết trong tài khoản, vừa giới hạn được thua lỗ(vì số tiền thua lỗ vẫn chỉ là 1% tài khoản). Khối lượng lệnh còn phụ thuộc vào chênh lệch giữa entry và stop loss của anh em.
Điểm yếu của quy tắc 1%:
- Nếu dính phải 1 chuỗi thua lỗ, Trader buộc phải vào lệnh với khối lượng ít hơn, do đó rất khó để hồi phục lại tài khoản về nguyên trạng ban đầu.
Trader quản trị rủi ro theo quy tắc 1% thường phải kèm Theo quy tắc 6% (giới hạn drawdown cao nhất mỗi tháng là 6%, nếu chạm mức này thì Trader không được phép giao dịch cho tới cuối tháng);
- Đôi khi sẽ đặt ra 1 áp lực tâm lý cho Trader là không được dính 1 chuỗi thua lỗ, vì nếu vậy thì sẽ phải hạ khối lượng lệnh và càng kéo dài thời gian khôi phục tài khoản (chưa nói tới chuyện kiếm lợi nhuận);
- Áp lực tâm lý khi đổi 1% tài khoản ra tiền thật. Ví dụ tài khoản 5k được chịu rủi ro 50 đô mỗi trade tính ra là hơn 1 triệu VNĐ, số tiền khá lớn nếu lệnh lỗ và gây ra áp lực tâm lý cho Trader (bản thân mình thấy mất 50 đô mỗi trade thật sự là khá nhiều). Cái này còn tuỳ thuộc vào tình hình tâm lý và tài chính của Trader.
Công thức tính số lượng cổ phiếu theo tỷ lệ 1%
Số cổ phiếu = ( Tổng số tiền x %Rủi ro ) / Khoảng cắt lỗ
Ví dụ: Bạn có 10K$ và chịu rủi ro cho 1 mã là 1% và mua mã đó giá 100$ và giá cắt lỗ là 90$.
Vậy số cổ phiếu bạn cần mua là:
= (10.000$ x 1% ) / ( $100 – $90 )
= 10 cổ phiếu.